Khi đáp ứng các tiêu chuẩn cá nhân có thể được xem xét bổ nhiệm công chứng viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù đáp ứng các tiêu chuẩn nhưng vẫn không được bổ nhiệm công chứng viên. Dưới đây là các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên.
- Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên mới nhất
- Các trường hợp miễn nhiệm công chứng viên
- Công chứng là gì? Văn bản công chứng có giá trị pháp lý thế nào?
- Bắt buộc công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên
- Công chứng viên vi phạm quy tắc đạo đức có thể bị xử lý kỉ luật
05 trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên (Ảnh minh họa)
1. Khi nào một người được bổ nhiệm công chứng viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
2. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
Tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên như sau:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Ngọc Nhi
- Key word:
- Công chứng viên