Xin cho tôi hỏi giao dịch điện tử là gì? Việc tiến hành giao dịch điện tử được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào? - Phương Anh (Ninh Thuận)
- Quy định về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử
- Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
05 điều cần biết về giao dịch điện tử (Hình từ Internet)
1. Giao dịch điện tử là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005, giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
(Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005)
2. Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
Cụ thể tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005, việc tiến hành giao dịch điện tử được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
- Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2005.
3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử được quy định tại Điều 7 Luật Giao dịch điện tử 2005, cụ thể như sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
- Ban hành, công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử.
- Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử.
- Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử.
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
- Quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.
4. Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử
Theo Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2005, các chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử bao gồm:
- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến giao dịch điện tử.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch điện tử theo quy định của Luật này.
- Hỗ trợ đối với giao dịch điện tử trong dịch vụ công.
- Đẩy mạnh việc triển khai thương mại điện tử, giao dịch bằng phương tiện điện tử và tin học hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm:
- Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
-. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
(Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005)
Thanh Rin
- Key word:
- Giao dịch điện tử
- Luật giao dịch điện tử 2005