Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 12 với các điều kiện vay vốn nước ngoài chặt chẽ hơn. Vậy ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi phí vay nước ngoài và các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài như thế nào? Xin cảm ơn!
- Sửa đổi mục đích vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh của tổ chức tín dụng
- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại TPHCM
Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định như sau:
- Bên đi vay và các bên liên quan thỏa thuận các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp khoản vay nước ngoài có tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, Bên cho vay và các bên liên quan phải sử dụng tổ chức đại diện xử lý tài sản đảm bảo là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc pháp nhân khác được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
NHNN quy định các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài như thế nào?
Chí phí vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định như sau:
- Chi phí vay nước ngoài do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá mức trần chi phí sau:
+ Đối với khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ:
++ Lãi suất tham chiếu + 8%/năm trong trường hợp khoản vay nước ngoài sử dụng lãi suất tham chiếu; hoặc
++ SOFR Term Rate + 8%/năm trong trường hợp khoản vay nước ngoài không sử dụng lãi suất tham chiếu.
SOFR Term Rate quy định tại khoản này là lãi suất SOFR Term kỳ hạn 6 tháng do Tổ chức CME công bố trên Trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức CME, được xác định tại thời điểm gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài.
+ Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam: lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam + 8%/năm.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam quy định tại khoản này là lãi suất thực hiện của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm bằng đồng Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài.
- Bên đi vay chịu trách nhiệm lập Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Chi phí vay nước ngoài được dự tính tại thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài;
+ Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài phải được người đại diện theo pháp luật của Bên đi vay ký xác nhận về tính chính xác.
- Bên đi vay cung cấp thông tin về chi phí vay nước ngoài như sau:
+ Đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Bên đi vay xuất trình Bảng dự tính chi phí vay nước ngoài khi rút vốn, trả nợ để Tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở phục vụ việc rút vốn, chuyển tiền thanh toán các chi phí vay nước ngoài của Bên đi vay và cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
+ Đối với các khoản vay nước ngoài trung dài hạn: Bên đi vay kê khai các chi phí vay nước ngoài dự tính tại Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Khánh Linh
- Key word:
- Giao dịch bảo đảm