Hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những hình thức nào? - Thụy Vân (Long An)
- Xuất khẩu tổ yến đối với cơ sở doanh nghiệp kinh doanh chế biến tổ yến
- Điều kiện xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp
Hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Hình từ Internet)
1. Quy định về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Theo khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 (sửa đổi 2018) như sau:
- Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia.
- Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 37, 38 và 39 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
- Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.
2. Hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo khoản 5 Điều 36 và Điều 37, 38, 39 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 gồm:
2.1. Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu theo các hình thức sau đây:
+ Cổ phần hóa;
+ Bán toàn bộ doanh nghiệp;
+ Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức sau đây:
+ Hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp;
+ Giải thể, phá sản doanh nghiệp.
2.2. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Nguyên tắc chuyển giao:
+ Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp;
+ Bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
+ Không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
- Các trường hợp chuyển giao:
+ Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu;
+ Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp;
+ Chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp;
+ Chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
2.3. Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Nguyên tắc chuyển nhượng:
+ Đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch;
+ Việc chuyển nhượng vốn liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
- Phương thức chuyển nhượng:
+ Việc chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
+ Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện đấu giá công khai.
Trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Quốc Đạt
- Key word:
- cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp