Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ không?

Hiện nay, điều kiện để được vay vốn một cách nhanh chóng nếu người đi vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay là nhà cửa, quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác. Vậy một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ không?

Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ không?

Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ không? (Hình từ internet)

1. Tài sản bảo đảm là gì?

- Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

+ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

+ Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

- Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

+ Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

+ Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

+ Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

+ Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

2. Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ không?

Theo Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:

- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

- Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.

Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Như vậy, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả thì thì có thể sử dụng tài sản đó để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, có trách nhiệm báo với cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Quốc Đạt

>> CLICK HERE TO READ THIS ARTICLE IN VIETNAMESE

8687 lượt xem
  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;