Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về trường hợp đăng ký bản quyền tác giả nhưng không phải người sáng tạo ra tác phẩm.
- Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả từ 01/01/2023
- Quyền tác giả là gì? Thủ tục đăng ký quyền tác giả?
Chủ sở hữu quyền tác giả
Theo Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân sở hữu một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản kể trên thì chính là chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo Điều 25 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
“Điều 25. Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Đăng ký bản quyền tác giả khi không phải là người sáng tạo ra tác phẩm
Công nhận quyền tác giả thông qua hình thức chuyển nhượng
Theo Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định về trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền như sau:
“Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
1. Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì được xem là chủ sở hữu quyền tác giả.
Trung Tài
- Key word:
- quyền tác giả