Tôi muốn được cung cấp thông tin của con tôi trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân có được không? – Thiên Tuyết (Nghệ An)
- Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
- Hướng dẫn thu thập, cập nhật, kết nối, khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024
- Ý nghĩa dãy mã số Căn cước công dân
- Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến căn cước công dân (đề xuất)
- Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
Các trường hợp được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (Hình từ internet)
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Những thông tin có trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
- Ảnh chân dung;
- Đặc điểm nhân dạng;
- Vân tay;
- Họ, tên gọi khác;
- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
- Trình độ học vấn;
- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
(Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014)
3. Các trường hợp được cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm:
- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
- Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc các trường hơp trên có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
(Khoản 1 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA)
4. Thủ tục cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA.
- Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
(Khoản 2 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA)
Diễm My
- Key word:
- cơ sở dữ liệu căn cước công dân