Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử

Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử
Tran Thanh Rin

Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 08/9/2024.

Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử

Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử (Hình từ Internet)

Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử

Cụ thể ngày 08/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.

Nghị quyết nêu rõ: Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030; Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội, nhất là các Nghị quyết số: 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2024 và các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, đối với việc đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát hiệu quả nhập khẩu; phát triển thị trường nội địa; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Chính phủ yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

+ Triển khai các giải pháp kết nối vùng nhằm giảm chi phí vận chuyển, logistics, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư đến các vùng có lợi thế cạnh tranh về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.

+ Khẩn trương cụ thể hóa các điều ước quốc tế, thỏa thuận đã ký trong các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao; nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới, toàn diện và đột phá để khai thác tối đa thời cơ, cơ hội mới cho phát triển; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, các hoạt động hợp tác cụ thể gắn với thu hút FDI.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

+ Tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam. Tiếp tục tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc, đưa hàng hóa đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp. Khuyến khích các sàn thương mại điện tử triển khai chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm địa phương.

+ Tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và , các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn toàn cầu. Chủ động hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, các hàng rào kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam… Đẩy mạnh hợp tác của Việt Nam trong các cơ chế tiểu vùng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ từ các đối tác, mở cửa thị trường mới cho hàng hóa Việt Nam.

+ Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới, mở rộng các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, thị trường sản phẩm Halal…

+ Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Phối hợp với Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch sang các thị trường lân cận; khẩn trương đàm phán, thống nhất với các cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm dịch động thực vật, khơi thông hàng hóa nông sản vào thị trường Trung Quốc.

Xem thêm tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 08/9/2024.

0 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;