Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào?

Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào?
Tan Dai

Sau đây là bài viết có nội dung về việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được quy định trong Quyết định 101/QĐ-BXD năm 2025.

Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào?

Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngày 24/01/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 101/QĐ-BXD năm 2025 về Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BXD năm 2025 thì việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được thực hiện như sau:

- Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ về thủ tục hành chính, nội dung có liên quan.

Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời hạn. Trường hợp văn bản đề nghị cho ý kiến không ghi rõ thời hạn trả lời thì đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

-Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi lấy ý kiến: 

(1) Bộ Tài chính về nguồn tài chính; 

(2) Bộ Nội vụ về nguồn nhân lực; 

(3) Bộ Ngoại giao về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 

(4) Bộ Tư pháp về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng văn bản QPPL với hệ thống pháp luật; 

(5) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan, tổ chức có liên quan; 

(6) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định tại Điều 36, Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) và Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP).

Đơn vị chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin đăng tải lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020).

- Hồ sơ gửi lấy ý kiến gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BXD năm 2025;

- Trong trường hợp phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đơn vị chủ trì có thể trình Lãnh đạo Bộ phụ trách cho lấy ý kiến đồng thời các đơn vị trong và ngoài Bộ.

Xem thêm tại Quyết định 101/QĐ-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/01/2025 và thay thế Quyết định 619/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

0 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;