Mới đây Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030.
Ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 (Hình từ internet)
Ngày 26/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 914/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030.
Theo đó, Quyết định 914/QĐ-TTg nêu rõ, 04 nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 như sau:
(1) Về đảm bảo an ninh năng lượng
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia tại Nghị quyết 55-NQ/TW năm 2020; Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023; Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2023, gắn liền với với việc áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0 theo hướng chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh, tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050.
(2) Về khoa học và công nghệ
- Xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống sản xuất thông minh và số hoá: các máy móc thiết bị, cảm biến, robot, dữ liệu (từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng), nguồn nhân lực kết nối với nhau qua mạng internet, từ đó có thể thực hiện các quy trình thông minh và hiệu quả trong sản xuất giúp cho mọi hoạt động được tối ưu hoá, giảm sự can thiệp của con người, với độ tin cậy cao, quy trình sản xuất được minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, từ nhà máy đến chuỗi cung ứng, quá trình phân phối, trải nghiệm người dùng.
- Định hướng ứng dụng mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng các doanh nghiệp năng lượng cơ bản hoàn thành chuyển đổi số. Theo đó chuyển đổi hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp năng lượng trên nền tảng số, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu sổ để gia tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp năng lượng.
- Rà soát các quy định, quy trình trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để xem xét sửa đổi, ban hành mới phù hợp với chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0.
- Thống nhất chuẩn hóa, đồng bộ các quy trình hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở phục vụ công tác chuyển đổi số đồng nhất từ các đơn vị trong doanh nghiệp.
- Xây dựng nền tảng và kiến trúc công nghệ thông tin, hệ sinh thái số linh hoạt, tăng cường khai thác tối đa các dịch vụ, dữ liệu dùng chung để đẩy nhanh quá trình xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi sổ trong doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng Trung tâm dữ liệu tập trung trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing), thực hiện kết nối trực tuyến thông suốt với các hệ thống của các đơn vị trong doanh nghiệp mình.
- Nghiên cứu các công nghệ số mới và đưa vào áp dụng trong thực tiễn, nâng cấp các hệ thống dùng chung hiện có để phù hợp với các nền tảng công nghệ mới đảm bảo hỗ trợ khả năng linh hoạt, tích hợp và chia sẻ thông tin, trợ giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ. Đầu tư đúng mức và có trọng điểm cho các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển toàn diện trong lĩnh vực năng lượng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo Nghị quyết 55-NQ/TW ngày năm 2020.
Tập trung triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm có khả năng ứng dụng cao, có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn với nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển của ngành năng lượng.
(3) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Duy trì phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với định hướng phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Ngành năng lượng.
- Đổi mới phương thức quản lý, quản trị các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu CMCN 4.0.
(4) Về cơ chế, chính sách và đầu tư tài chính
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp năng lượng; làm chủ các công nghệ của CMCN 4.0. Hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích và đẩy mạnh triển khai mô hình chuyển đổi số tại doanh nghiệp ngành năng lượng. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất của Nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện những công trình, dự án phức tạp, kỹ thuật cao trong ngành năng lượng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Hoàn thiện quy định pháp luật và các cơ chế, chính sách tăng cường khả năng dự trữ, dự phòng năng lượng hợp lý, hiệu quả, linh hoạt… trên cơ sở nâng cao hiệu quả công tác dự báo, chủ động nguồn tài chính dự phòng và cơ sở hạ tầng cho nhiệm vụ dự trữ/dự phòng năng lượng; nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao hiệu suất, quy mô lưu trữ năng lượng, điện năng…
- Xem xét có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngành năng lượng được vay vốn tín dụng Nhà nước và các nguồn vốn khác để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới có hiệu quả và thực hiện các dự án ngành năng lượng đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 914/QĐ-TTg ban hành ngày 26/8/2024.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |