Dưới đây là các trường hợp thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024.
Trường hợp thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân từ 01/7/2024
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định một số nội dung về quản trị, điều hành, tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Theo Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về thay đổi mức vốn điều lệ như sau:
- Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung;
+ Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp:
++ Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
++ Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
++ Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định, trừ trường hợp không đảm bảo đủ vốn góp;
++ Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
- Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:
+ Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;
+ Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
++ Không đảm bảo đủ vốn góp;
++ Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
++ Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
- Hằng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát.
- Trình tự, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân đối với mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
(1) Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung:
- Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ;
- Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ.
(2)Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ.
(3) Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, mức vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên theo quy định tại khoản (1) và khoản (2).
(4) Việc ghi nhận vốn góp của thành viên theo quy định tại khoản (1) vào vốn điều lệ được thực hiện như sau:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên mới;
- Vốn góp bổ sung được ghi nhận vào vốn điều lệ sau khi các thành viên đã hoàn thành việc góp vốn.
(5) Căn cứ số vốn thực góp của thành viên theo quy định tại khoản (1) và khoản (2), quỹ tín dụng nhân dân thực hiện:
- Phát hành Thẻ thành viên theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Sổ vốn góp theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này cho thành viên mới sau khi được Hội đồng quản trị quyết định kết nạp thành viên;
- Thực hiện cập nhật thay đổi mức vốn góp vào Sổ góp vốn cho thành viên sau khi thành viên hoàn thành góp vốn bổ sung.
(6) Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi việc góp vốn; chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp và hoàn trả vốn góp của thành viên.
(Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN)
Nguyễn Ngọc Quế Anh
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |