Triển khai nội dung thành phần giáo dục Chương trình xây dựng nông thôn mới

Việc triển khai nội dung thành phần giáo dục thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được hướng dẫn như thế nào? – Kim Thi (Đồng Tháp).

Triển khai nội dung thành phần giáo dục Chương trình xây dựng nông thôn mới (Hình từ Internet)

Nội dung được hướng dẫn tại Công văn 5115/BGDĐT-CSVC năm 2022 triển khai nội dung thành phần giáo dục và đào tạo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thực hiện đánh giá các tiêu chí giáo dục và đào tạo của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp

Các tiêu chí thực hiện đánh giá bao gồm:

- Tiêu chí đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường học theo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GDĐT (Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT), việc xác định tỷ lệ trường học đạt tiêu chuẩn theo số lượng các trường công lập trên địa bàn;

- Các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của Chính phủ (Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ);

- Trung tâm học tập cộng đồng, cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT (Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 về việc đánh giá quy định về đánh giá xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; Công văn 2553/BGĐT-GDTX ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá trung tâm học tập cộng đồng);

- Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT);

- Kiểm định chất lượng giáo dục Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm thành phần giáo dục Chương trình xây dựng nông thôn mới

1. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục bảo đảm hiệu quả; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở giáo dục có tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh;

- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục, trên cơ sở đó, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các hạng mục công trình, bảo đảm cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định; ưu tiên thực hiện học 2 buổi/ngày đối với cấp mầm non, tiểu học. Lập kế hoạch chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng yêu cầu;

- Kiểm tra, công nhận đối với các trường có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định.

2. Triển khai công tác phổ cập, xóa mù chữ

- Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục thực sự đạt hiệu quả; quan tâm chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị có liên quan cùng với cha mẹ trẻ để tuyên truyền, vận động, duy trì và tiếp tục nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi tới trường, huy động hầu hết trẻ em 6 tuổi vào lớp 1;

- Điều tra, thống kê số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp);

- Xây dựng kế hoạch để củng cố, duy trì và nâng cao kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục đối với các đơn vị cấp xã, huyện tại địa phương;

- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tổ chức kiểm tra công nhận các đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục theo các mức độ qua việc kiểm tra đánh giá kết quả của địa phương; qua việc kiểm tra, hỗ trợ kĩ thuật; kiểm tra hồ sơ thực hiện; kiểm tra số liệu trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ công nhận đạt chuẩn;

- Củng cố công tác điều tra số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, rà soát báo cáo thống kê, hồ sơ lưu trữ về phổ cập theo quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai tới các đơn vị cấp xã để sử dụng, quản lý dữ liệu;

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách của trẻ em, học sinh và giáo viên theo quy định;

- Duy trì, phát triển mô hình trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên mỗi địa bàn cấp huyện. Huy động sự tham gia của các mô hình cơ sở giáo dục thường xuyên trong công tác phổ cập, xóa mù chữ, đặc biệt là các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng;

- Huy động nguồn nhân lực, tài lực từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn cho công tác/các hoạt động phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; sơ kết, tổng kết công tác phổ cập, xóa mù chữ.

3. Giám sát, đánh giá chương trình

- Kiểm tra, giám sát, cập nhật số liệu, thu thập và xử lý thông tin về kết quả triển khai thực hiện chương trình;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình;

- Định kỳ (6 tháng, 1 năm), tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm của Chương trình để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mẫu báo cáo và biểu tổng hợp tại các phụ lục kèm theo).

Xem thêm nội dung tại Công văn 5115/BGDĐT-CSVC ngày 07/10/2022.

Châu Thanh

873 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;