Thủ tục khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật với trường hợp không đồng ý kết luận giám định

Cho tôi hỏi thủ tục khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật với trường hợp người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh như thế nào? – Hồng Minh (Hà Nội)

Thủ tục khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật với trường hợp không đồng ý kết luận giám định

Thủ tục khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật với trường hợp không đồng ý kết luận giám định (Hình từ internet)

Thủ tục này được đề cập tại Quyết định 3178/QĐ-BYT năm 2023 công bố thủ tục hành chính quy định tại Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thủ tục khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật với trường hợp không đồng ý kết luận giám định

Tên thủ tục: Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

Trình tự thực hiện thủ tục:

Bước 1: Người khuyết tật, Đại diện hợp pháp của Người khuyết tật làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành biên bản khám giám định lần 2 để được giải quyết.

Bước 2: Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng Giám định y khoa bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa cấp trên trong thời hạn 5 ngày làm việc (căn cứ khoản 3, Điều 7, Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH).

Bước 3: Trong thời gian 60 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

Bước 4: Trả Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật cho đối tượng.

Cách thức thực hiện thủ tục:

Hiện nay có 2 cách thức thực hiện: Đường bưu chính công ích; Nộp trực tiếp.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

- Đơn đề nghị khám giám định phúc quyết của cá nhân hoặc của cơ quan hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của người khuyết tật

- Bản sao Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh mà người khuyết tật không đồng ý, đề nghị khám phúc quyết

- Hồ sơ giám định của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh gửi đến Hội đồng Giám định y khoa Trung ương theo quy định.

- Ngoài các giấy tờ đã liệt kê, Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:

+ Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.

+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.

+ Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.

Số lượng hồ sơ : 01 Bộ.

Thời gian giải quyết: 80 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm tại Quyết định 3178/QĐ-BYT năm 2023.

Dương Châu Thanh

642 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;