Sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối

Sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối
Tran Thanh Rin

Chính phủ ban hành Nghị định 23/2023/NĐ-CP ngày 12/5/203, trong đó sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối

Sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối (Hình từ Internet)

Ngày 12/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đai lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế và Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Sửa đổi nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký, thông báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các trường hợp thay đổi liên quan đến hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới

(Hiện hành chỉ xử phạt đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký, thông báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các trường hợp thay đổi liên quan đến hoạt động đại lý đổi ngoại tệ)

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với:

+ Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo quy định của pháp luật;

(Hiện hành xử phạt với hành vi ký hợp đồng đại lý đối ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đối ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật)

+ Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;

(Hiện hành xử phạt với hành vi Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đối ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật)

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm;

Làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm

(Hiện hành xử phạt với hành vi không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm)

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các hành vi vi phạm về hoạt động ngoại hối áp dụng hình thức phạt tiền thì Nghị định 23/2023/NĐ-CPP còn sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi phạm này, cụ thể như sau:

- Đối với hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP;

(Hiện hành quy định sẽ tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)

- Đối với biện pháp khắc phục hậu quả

Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

(Hiện hành thì biện pháp này sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5, điểm c khoản 6 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.)

Thế nào là ngoại hối?

Theo khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, ngoại hối bao gồm:

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Nghị định 23/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/203.

773 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;