Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, trong đó có đề cập nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Tổng hợp nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Hình từ internet)
* Đối với quản lý chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là KH&CN)
Luật tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính trong xét duyệt, quản lý nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là NSNN). Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý các chương trình KH&CN, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia. Hoàn thiện quy định theo hướng Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối tổng hợp các chương trình KH&CN quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để bảo đảm đáp ứng các mục tiêu chung của chương trình KH&CN quốc gia, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chiến lược phát triển khoa học, công nghê và mổi mới sáng tạo (sau đây biết tắt là KH,CN&ĐMST) quốc gia. Đối với một số chương trình KH&CN, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia sẽ giao cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì triển khai và quản lý sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở việc tổng hợp, ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ. Làm rõ, đổi mới cách thức triển khai theo hai phương thức: do Nhà nước đặt hàng và do tổ chức, cá nhân đề xuất trên cơ sở định hướng lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước để có cơ chế giao kết quả phù hợp, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN.
- Hoàn thiện quy định về giao quyền kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN cho tổ chức chủ trì để khai thác trong thời gian chờ cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
- Bổ sung quy định để làm rõ nội hàm, kết quả của các thuật ngữ trong Điều 3 Luật KH&CN 2013 liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung các thuật ngữ về mổi mới sáng tạo (viết tắt là ĐMST), khởi nghiệp sáng tạo (viết tắt là KNST) để quy định các chính sách quản lý, thúc đẩy trong nội dung Luật. Bổ sung quy định, tiêu chí liên quan đến ĐMST, hệ thống ĐMST quốc gia, hệ thống ĐMST vùng, hệ thống ĐMST ngành, KNST, doanh nghiệp KNST, hệ sinh thái KNST.
- Bổ sung nguyên tắc chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bổ sung quy định về đạo đức nghiên cứu và trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển phải ban hành và thực thi các quy định về đạo đức nghiên cứu, nhất là các nghiên cứu có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người.
- Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục rút gọn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong tình thế cấp thiết, đột xuất, khẩn cấp.
- Hình thành các chương trình hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chuỗi: hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học sau khi kết thúc nhiệm vụ nghiên cứu chuyển sang giai đoạn chuẩn bị thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hỗ trợ tiền khởi nghiệp và KNST; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác với các doanh nghiệp lớn.
- Bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm chính sách để tạo hành lang pháp lý thử nghiệm các công nghệ mới mà pháp luật chưa có quy định hoặc cấp thử nghiệm.
- Bổ sung thêm các quy định về: đánh giá giữa kỳ đối với chương trình KH&CN làm căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, cấp kinh phí, đánh giá hiệu quả của chương trình, điều chỉnh, tạm dừng, chấm dứt, gia hạn chương trình.
* Đối với phát triển tiềm lực KH&CN
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, chỉ yêu cầu đăng ký tổ chức KH&CN đối với tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật KH&CN. Các tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật khác không phải đăng ký hoạt động KH&CN. Hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức KH&CN. Hoàn thiện quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập. Bổ sung quy định về về tiêu chí, mục đích, nội dung, chủ thể đánh giá tổ chức KH&CN.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng mở rộng phạm vi nhân lực, các chính sách ưu đãi đối vơi từng loại nhân lực. Tăng cường liên kết, trao đổi kinh nghiệm giữa nhân lực trong viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.
- Đề xuất các chế độ, chính sách thu hút nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ ở Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên (công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…).
- Cập nhật các đối tượng, bổ sung các cơ chế chính sách để huy động nguồn lực ngoài NSNN đầu tư phát triển hạ tầng KH,CN&ĐMST.
- Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý và chia sẻ dữ liệu thông tin KH,CN&ĐMST. Hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê về KH,CN&ĐMST phù hợp với yêu cầu phát triển và thông lệ quốc tế.
Xem thêm nội dung tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |