Ngày 14/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 147-QĐ/TW về Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Ban thường vụ đảng ủy ... (tên doanh nghiệp) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
(1) Quyết định triệu tập hội nghị đảng ủy; chỉ đạo chuẩn bị toàn bộ nội dung báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận... trình hội nghị đảng ủy.
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, cấp ủy cấp trên và của đảng ủy; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
(3) Lãnh đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định về công tác xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và công tác tổ chức, cán bộ trong doanh nghiệp
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng; bảo vệ quan điểm, đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; chất lượng sinh hoạt đảng; tự phê bình và phê bình, gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định; lãnh đạo, thực hiện công tác kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; định hướng nội dung quan trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung và tổ chức đại hội của các tổ chức chính trị - xã hội; cho ý kiến phương án nhân sự và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo thuộc diện ban thường vụ đảng ủy quản lý để các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội - nghề nghiệp bầu theo quy định.
- Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, cụ thể hóa, ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại, kiện toàn tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Cho chủ trương thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị, tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, tổng giám đốc; quản lý biên chế, chính sách đối với cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp.
- Ban hành quy chế, quy định cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quy định về: Phân cấp quản lý cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quy định, quy trình tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, cách chức, cho thôi giữ chức vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ; khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác cán bộ và cán bộ trong doanh nghiệp.
- Quyết định phân công công tác đối với ủy viên ban chấp hành đảng bộ, ủy viên ban thường vụ đảng ủy và bố trí cán bộ chuyên trách công tác đảng; quyết định chương trình, kế hoạch công tác của ban thường vụ đảng ủy. Cho ý kiến về nội dung văn kiện, phê duyệt phương án nhân sự và chỉ đạo tổ chức đại hội các tổ chức đảng trực thuộc. Chuẩn y kết quả bầu cử hoặc chỉ định cấp ủy và các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trực thuộc; chuẩn y Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc.
- Quyết định đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ của doanh nghiệp theo phân cấp quản lý (đảng ủy cụ thể hóa danh mục chức danh cán bộ diện ban thường vụ quản lý trong quy định phân cấp quản lý cán bộ).
- Lãnh đạo, chỉ đạo lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp theo quy định.
- Cho ý kiến việc khen thưởng tổ chức, cá nhân trong doanh nghiệp khi đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, việc nhận huân chương, huy chương, danh hiệu... do nước ngoài, tổ chức quốc tế tặng theo quy định của Đảng và Nhà nước. Quyết định khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên theo quy định.
- Đề xuất với cấp trên những nội dung về tổ chức, cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp trên.
(4) Lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ; cho ý kiến đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp trước khi hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, tổng giám đốc thực hiện theo thẩm quyền.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; đề án sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại doanh nghiệp; cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp; đổi mới khoa học, công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; chế độ, chính sách đối với người lao động; bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ đối với Nhà nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp. Ban hành kết luận hoặc cho chủ trương, định hướng về đề án, dự án lớn và những vấn đề quan trọng, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp (đảng ủy cụ thể hóa cho phù hợp).
- Định hướng, cho ý kiến hoặc quyết định những chủ trương về biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện những vấn đề lớn, các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án quan trọng về đầu tư, xây dựng, nghiên cứu, khảo sát, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đối ngoại... của doanh nghiệp theo phân cấp (bao gồm cả những điều chỉnh, thay đổi lớn, quan trọng so với nội dung đã thông qua); thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Khi cần thiết hoặc theo đề nghị của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban thường vụ xem xét, cho ý kiến và định hướng về thực hiện nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc, cán bộ, đảng viên, người lao động chấp hành chủ trương, nghị quyết, kết luận của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
(5) Quyết định hoặc cho chủ trương, định hướng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại của doanh nghiệp. Lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp ở doanh nghiệp, nhất là tình huống đột xuất liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội...
(6) Chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài chính đảng đúng quy định.
(7) Báo cáo đảng ủy kết quả giải quyết các công việc giữa hai kỳ hội nghị của đảng ủy trong phiên họp gần nhất hoặc theo yêu cầu của đảng ủy.
(8) Quyết định những vấn đề quan trọng khác do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc đề nghị.
(9) Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quy chế này, ban thường vụ đảng ủy thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác quy định tại các văn bản của Đảng, Nhà nước và của đảng ủy.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 147-QĐ/TW ngày 14/5/2024.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |