Nguyên tắc phân công chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ

Nguyên tắc phân công chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ
Dương Châu Thanh

Nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ được quy định thế nào?

Nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ

Cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ (Hình từ internet)

Nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ

Nội dung đề cập tại Quyết định 696/QĐ-VPCP năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.

Quyết định 696/QĐ-VPCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trực thuộc Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi chung là đơn vị).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Quyết định 696/QĐ-VPCP.

Theo Quyết định 696/QĐ-VPCP, nguyên tắc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ như sau:

1. Bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ. Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, liên tục, chuyên nghiệp, hiện đại trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ.

3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị trong phối hợp, xử lý công việc. Một lĩnh vực công tác chỉ giao cho một đơn vị làm đầu mối chủ trì, xử lý; các đơn vị theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến để xử lý công việc.

4. Trường hợp đơn vị được phân giao văn bản, nếu không thuộc chức năng, nhiệm vụ chủ trì xử lý thì phải chuyển lại Vụ Hành chính để phân giao lại văn bản cho đơn vị khác chủ trì xử lý.

5. Trường hợp văn bản cần xử lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ từ hai đơn vị trở lên, Trưởng đơn vị được phân giao văn bản xử lý theo ngành, lĩnh vực làm đầu mối ký trình, các đơn vị khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm đối với các nội dung về lĩnh vực chuyên môn của mình.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về đơn vị chủ trì xử lý thì Trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủ động trao đổi trực tiếp để thống nhất đơn vị chủ trì xử lý; nếu không thống nhất được thì Trưởng đơn vị được phân giao văn bản báo cáo Phó Chủ nhiệm phụ trách lĩnh vực để trao đổi thống nhất, quyết định phân công đơn vị chủ trì xử lý.

Trường hợp giữa các Phó Chủ nhiệm có ý kiến khác nhau về đơn vị chủ trì thì các Phó Chủ nhiệm phải chủ động trao đổi thống nhất đơn vị chủ trì xử lý hoặc đồng chủ trì họp để xử lý công việc kịp thời.

Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định phân công một đơn vị chủ trì xử lý và một Phó Chủ nhiệm chỉ đạo.

6. Các Phó Chủ nhiệm, các đơn vị thực hiện các công việc theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.

7. Giải quyết công việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ, Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định có liên quan.

Xem thêm nội dung tại Quyết định 696/QĐ-VPCP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023.

589 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;