Bài viết sau có nội dung về việc thu thập thông tin liên quan về nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước từ 10/01/2025 trong Thông tư 23/2024/TT-BTNMT.
Hướng dẫn thu thập thông tin liên quan về nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước từ 10/01/2025 (Hình từ Internet)
Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 23/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT thì việc thu thập, rà soát dữ liệu, thông tin liên quan về nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện như sau:
- Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, thời gian, nội dung khối lượng, phương pháp áp dụng trong thực hiện lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo đề cương phê duyệt.
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vùng điều tra:
+ Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, các chương trình, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế có ảnh hưởng đến tài nguyên nước;
+ Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, mương, rạch;
+ Hiện trạng điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt và hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt trong vùng điều tra;
+ Đặc trưng hình thái các sông, suối, kênh, rạch gồm: tên, chiều dài, vị trí điểm đầu, điểm cuối, phạm vi hành chính;
+ Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; các đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối;
+ Tình hình sạt lở của các đoạn sông, suối, kênh, rạch và hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
+ Các trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp;
+ Hiện trạng xả chất thải, nước thải vào nguồn nước, chất lượng nước mặt và các báo cáo đánh giá về tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt của nguồn nước;
+ Các khu bảo tồn thiên nhiên, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch, hệ sinh thái liên quan đến nguồn nước;
+ Sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông; hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước;
+ Tài liệu về tình hình cấp phép khai thác nước mặt, cấp phép môi trường;
+ Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa chính;
+ Tài liệu về hiện trạng hoạt động giao thông đường thủy nội địa và phạm vi hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa, thông tin về phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển đã được thiết lập (nếu có) đối với các nguồn nước ven biển (đầm, phá, ao, hồ và các đối tượng có liên quan) phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các tài liệu đã thu thập.
- Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu, tài liệu thu thập:
+ Lập danh mục các thông tin, dữ liệu có đủ độ tin cậy phục vụ cho công tác điều tra, lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
+ Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu cần điều tra, khảo sát bổ sung;
+ Lập báo cáo kết quả thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và bàn giao sản phẩm.
Quy trình thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT như sau:
- Công tác chuẩn bị thực hiện cắm mốc giới.
- Thi công cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Lập hồ sơ sản phẩm phục vụ kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao mốc giới.
Xem thêm Thông tư 23/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ 10/01/2024.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |