Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hình thức đào tạo chứng chỉ thủy thủ từ 01/7/2025.
Hình thức đào tạo chứng chỉ thủy thủ từ 01/7/2025 (Hình từ internet)
Ngày 31/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 64/2024/TT-BGTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Theo đó, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 64/2024/TT-BGTVT quy định về nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ thủy thủ:
Theo đó, mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
(1) An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ môi trường.
(2) Quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
(3) Các tuyến đường thủy nội địa ở khu vực; các quy định về bảo quản và xếp dỡ hàng hóa, đưa đón hành khách, bảo đảm an toàn cho hàng hóa và hành khách trong quá trình vận chuyển.
(4) Nguyên lý điều khiển phương tiện thủy; kiến thức cơ bản về bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị trên boong.
(5) Thực hiện thành thạo các nút dây, các mối dây và thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện.
(6) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện.
(7) Thành thạo đo nước, đệm chống va, cảnh giới; điều khiển được phương tiện ở những đoạn luồng dễ đi dưới sự giám sát của thuyền trưởng, thuyền phó.
- Hình thức đào tạo chứng chỉ thủy thủ như sau:
+ Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình;
+Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp; tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
- Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
+ Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
+ Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô đun.
- Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các môn học, mô đun, học viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ thủy thủ, gồm các nội dung sau:
STT |
Môn kiểm tra |
Hình thức kiểm tra |
1 |
Lý thuyết tổng hợp |
Trắc nghiệm |
2 |
Thủy nghiệp cơ bản |
Thực hành |
- Thời gian và phân bổ thời gian của khóa học như sau:
+ Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07.
+ Thời gian của khóa học: 245 giờ, bao gồm:
+ + Thời gian học lý thuyết, thực hành: 213 giờ;
++ Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô đun: 17 giờ;
++ Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ.
Danh mục môn học, mô đun và thời gian đào tạo chứng chỉ thủy thủ bao gồm:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
MĐ 01 |
An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ môi trường |
50 |
MH 02 |
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa |
30 |
MH 03 |
Luồng đường thủy nội địa |
15 |
MĐ 04 |
Điều động phương tiện |
40 |
MĐ 05 |
Thủy nghiệp cơ bản |
65 |
MH 06 |
Vận tải hàng hóa và hành khách |
15 |
MĐ 07 |
Bảo dưỡng phương tiện |
15 |
Tổng cộng |
230 |
Thông tư 64/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2025.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |