Giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023

Giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023 là nội dung tại Thông tư 44/2023/TT-BTC.

Giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023

Giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023 (Hình từ internet)

Ngày 29/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

1. Giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023

Cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định giảm mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm từ 01/7/2023 - 31/12/2023 như sau:

- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng 80% mức thu phí quy định tại điểm a, điểm b và điểm d Mục 1 Biểu mức thu phí tại Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC; và bằng 80% mức thu phí quy định tại điểm c, điểm đ Mục 1 Biểu mức thu phí tại Điều 1 Thông tư 113/2017/TT-BTC.

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển bằng 80% mức thu phí quy định tại Mục 2 Biểu mức thu phí tại Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC.

Theo đó, tại Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 113/2017/TT-BTC) quy định mức thu phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm như sau:

Số TT

Nội dung

Mức thu

1

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển

 

a

Đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển

80.000 đồng/hồ sơ

b

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký

60.000 đồng/hồ sơ

c

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

30.000 đồng/hồ sơ

d

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

20.000 đồng/hồ sơ

đ

Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm

25.000 đồng/trường hợp

2

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển

30.000 đồng/hồ sơ

2. Các trường hợp miễn phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 202/2016/TT-BTC quy định các trường hợp sau đây được miễn phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm:

- Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng thuộc một trong các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định tại Điều 4, Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

- Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng do lỗi của cán bộ đăng ký.

- Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xoá thông báo việc kê biên của Chấp hành viên theo quy định của pháp luật thi hành án.

- Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân sau khi được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên.

- Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.

3. Quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm

Theo Điều 7 Thông tư 202/2016/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm như sau:

- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí như sau:

+ Đối với Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản: Số tiền phí thu được được quản lý, sử dụng như sau:

++ Trích 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP.

++ Chuyển 05% số tiền phí thu được vào tài khoản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch để trang trải chi phí cho việc vận hành, duy trì hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.

++ Nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

+ Đối với các Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải: Số tiền phí thu được được quản lý, sử dụng như sau:

Trích lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, nộp 15% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Xem thêm Thông tư 44/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Hồ Quốc Tuấn

736 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;