Tại Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có định hướng hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng.
Định hướng 02 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia (Hình từ internet)
Cụ thể theo Phụ lục 1 về định hướng hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng có liệt kê 02 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia bao gồm:
(1) Khu xử lý chất thải tổng hợp Dung Quất, tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh và xã Bình Thanh, Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Quy mô diện tích tối thiểu: 82 ha (đến 2030) và 150 ha (đến 2050)
Quy mô công suất tối thiểu (tấn/ngày): theo từng dự án đầu tư.
Đối tượng phục vụ:
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường;
+ Chất thải nguy hại;
+ Chất thải rắn sinh hoạt;
+ Bùn thải và các loại chất thải rắn khác.
Công nghệ dự kiến:
+ Ưu tiên công nghệ tái chế, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng;
+ CÔng nghệ tiên tiến, hiện đại, ít phát thải khí nhà kính và chất ô nhiễm;
+ Tái chế chất thải;
+ Đốt hoặc đốt kết hợp thu hồi năng lượng;
+ Xử lý kết hợp thu hồi năng lượng;
+ Đối với chất thải thực phẩm, ưu tiên công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm phân hữu cơ;
+ Chôn lấp hợp vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chôn lấp, hóa rắn, cô lập, đóng kén đối với chất thải công nghiệp;
+ Áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có.
(2) Khu công nghệ môi trường xanh, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An;
Quy mô diện tích tối thiểu: 200 ha (đến 2030) và 500 ha (đến 2050)
Quy mô công suất tối thiểu (tấn/ngày): theo từng dự án đầu tư.
Đối tượng phục vụ:
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường;
+ Chất thải nguy hại;
+ Chất thải rắn sinh hoạt;
+ Bùn thải và các loại chất thải rắn khác.
Công nghệ dự kiến:
+ Ưu tiên công nghệ tái chế, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng;
+ Công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít phát thải khí nhà kính và chất ô nhiễm;
+ Tái chế chất thải;
+ Đốt hoặc đốt kết hợp thu hồi năng lượng;
+ Xử lý kết hợp thu hồi năng lượng;
+ Đối với chất thải thực phẩm, ưu tiên công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm phân hữu cơ;
+ Chôn lấp hợp vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chôn lấp, hóa rắn, cô lập, đóng kén đối với chất thải công nghiệp;
+ Áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có.
Bên cạnh đó, tại Quyết định 611/QĐ-TTg cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn:
+ Khu xử lý chất thải tập trung phải nâng cấp, cải tạo: Khu xử lý chất thải tập trung phù hợp với các tiêu chí của khu xử lý chất thải tập tủng cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được phê duyệt, nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu: (i) Không có công nghệ xử lý phù hợp; (ii) Không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
+ Khu xử lý chất thải tập trung có lộ trình dừng hoạt động và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường khi không phù hợp với định hướng về quy mô, loại hình và phạm vi phục vụ của khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Đã đóng cửa không còn khả năng tiếp nhận; (ii) Không phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Quy hoạch bảo về môi trường quốc gia đã được phê duyệt; (iii) Không đảm bảo khoảng cách về an toàn môi trường; (iv) Vị trí ở khu vực thường xuyên bị ngập nước, hoặc có nguy cơ bị ngập úng do nước biển dâng.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2024.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |