Cho tôi hỏi hiện nay đã có đề xuất nào quy định về điều kiện tài sản bảo đảm cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt hay chưa? - Ánh Nguyệt (Bình Dương)
Đề xuất quy định về điều kiện tài sản bảo đảm cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt (Hình ảnh từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về việc cho vay đặc biệt (sau đây gọi là dự thảo Thông tư).
Đề xuất quy định về điều kiện tài sản bảo đảm cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
Theo Điều 15 dự thảo Thông tư đề xuất quy định về điều kiện tài sản bảo đảm như sau:
- Giấy tờ có giá quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
+ Đang được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam;
+ Không phải là giấy tờ có giá do bên vay đặc biệt phát hành;
+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn của khoản vay đặc biệt.
- Trái phiếu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư;
+ Đang được niêm yết theo quy định của pháp luật;
+ Có tài sản bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm theo kết quả đánh giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đề nghị vay đặc biệt, hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt hoặc thời điểm đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng trong thời gian vay đặc biệt không thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
- Khoản cấp tín dụng tại khoản 2 Điều 14 dự thảo Thông tư đang được bảo đảm bằng tài sản.
Đề xuất quy định về tài sản bảo đảm của khoản cho vay đặc biệt với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
Tại Điều 14 dự thảo Thông tư đề xuất quy định mới tài sản bảo đảm của khoản cho vay đặc biệt đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 dự thảo Thông tư như sau:
- Tổ chức tín dụng vay đặc biệt phải có tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Cầm cố: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
+ Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
+ Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư) và doanh nghiệp khác.
- Trường hợp bên vay đặc biệt đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư, bên vay đặc biệt có thể sử dụng các tài sản sau đây làm tài sản bảo đảm để vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt và không phải áp dụng các quy định tại khoản 4, 5 Điều 14 dự thảo Thông tư đối với các khoản vay đặc biệt còn dư nợ:
+ Thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên vay đặc biệt đối với khách hàng (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng);
+ Thế chấp quyền tài sản là khoản lãi phải thu phát sinh từ khoản cấp tín dụng của bên vay đặc biệt đối với khách hàng (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng).
- Giá trị tài sản bảo đảm:
+ Giá trị của các tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo dự thảo Thông tư;
+ Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt được xác định theo công thức sau:
TS = |
GT |
|
TL |
Trong đó:
TS: Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm;
GT: Giá trị của từng tài sản bảo đảm được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo dự thảo Thông tư;
TL: Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm tương ứng với từng tài sản bảo đảm.
+ Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm (TL) được xác định như sau:
(1) Đối với giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư, TL bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
(2) Đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c khoản 1, khoản 2 Điều 14 dự thảo Thông tư, TL bằng 120%;
+ Tại thời điểm đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt, tổ chức tín dụng phải bảo đảm tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số tiền đề nghị vay đặc biệt, đề nghị gia hạn vay đặc biệt.
- Trường hợp có tài sản bảo đảm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 dự thảo Thông tư không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 dự thảo Thông tư dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên vay đặc biệt phải hoàn thành việc thực hiện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 14 dự thảo Thông tư để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt.
- Việc bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 14 dự thảo Thông tư được thực hiện như sau:
+ Bên vay đặc biệt có văn bản đề nghị bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm (đã được Ban kiểm soát đặc biệt phê duyệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt), trong đó nêu rõ tài sản bảo đảm đề nghị bổ sung, tài sản bảo đảm đề nghị thay thế và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
+ Căn cứ văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 5 Điều 14 dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm; trường hợp thay thế phải bảo đảm việc rút bớt tài sản bảo đảm không đủ điều kiện chỉ được thực hiện sau khi tài sản bảo đảm đủ điều kiện đã được bổ sung.
Xem thêm dự thảo Thông tư quy định về việc cho vay đặc biệt.
Tô Quốc Trình
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |