Xin hỏi Đề án xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo TPHCM đã được phê duyệt hay chưa?
Đề án xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo TPHCM (Hình từ internet)
UBND TPHCM ban hành Quyết định 3776/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Trong đó, quan điểm xây dựng Đề án xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo TPHCM như sau:
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong Nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáo dục phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm học phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
- Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mở rộng liên kết, hợp tác với nước ngoài và phát triển hợp lý cơ sở giáo dục do nước ngoài đầu tư 100% vốn. Quyền sở hữu của các cơ sở giáo dục ngoài công lập được xác định theo Bộ luật Dân sự.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện luật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động xã hội hóa giáo dục. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả; đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, các địa phương.
1. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
3. Đảm bảo cơ hội học tập cho các đối tượng học sinh diện chính sách, người nghèo, khuyết tật và các đối tượng khó khăn về điều kiện học tập.
4. Đảm bảo yêu cầu chất lượng học tập theo nhu cầu đa dạng của người dân.
5. Đảm bảo phát triển hợp lý tỷ lệ các trường công lập, ngoài công lập, các loại hình trường chất lượng cao theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 3776/QĐ-UBND năm 2023.
Dương Châu Thanh
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |