Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính
Nguyễn Thị Diễm My

Ngày 20/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính (Hình từ internet)

1. Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính

Theo đó, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 15/5/2023 như sau:

- Vụ Ngân sách nhà nước.

- Vụ Đầu tư.

- Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).

- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Thanh tra.

- Văn phòng.

- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.

(Hiện nay là Vụ Chính sách thuế)

- Cục Quản lý công sản.

- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.

- Cục Quản lý giá.

- Cục Tin học và Thống kê tài chính.

- Cục Tài chính doanh nghiệp.

- Cục Kế hoạch - Tài chính.

- Tổng cục Thuế.

- Tổng cục Hải quan.

- Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Kho bạc Nhà nước.

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Viện Chiến lược và chính sách tài chính.

- Thời báo Tài chính Việt Nam.

- Tạp chí Tài chính.

- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP; Nghị định 101/2020/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Về quản lý ngân sách nhà nước.

- Về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước.

- Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước.

- Về quản lý dự trữ quốc gia.

- Về quản lý tài sản công.

- Về tài chính doanh nghiệp, tài chính kinh tế tập thể, hợp tác xã và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.

- Về kế toán, kiểm toán.

- Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Quản lý nhà nước về bảo hiểm.

- Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính.

- Về hải quan.

- Về lĩnh vực giá.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Về hợp tác quốc tế.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ.

- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản, kinh phí được giao; kiểm tra và theo dõi tình hình thi hành pháp luật tài chính theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của bộ.

- Về cải cách hành chính.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức; vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

851 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;