Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Tran Thanh Rin

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hanh Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

 

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (Hình từ Internet)

Ngày 14/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 3561/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Cụ thể, đối tượng bồi dưỡng là viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có người khuyết tật tham gia học tập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Về thời lượng và cấu trúc của chương trình:

(1) Thời lượng bồi dưỡng

- Tổng thời lượng; 120 tiết. Trong đó:

+ Lý thuyết, thảo luận: 64 tiết;

+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 52 tiết;

+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.

- Thời gian thực hiện là 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ nhưng bảo đảm tổng thời lượng 120 tiết). Trường hợp bố trí, sắp xếp thời gian bồi dưỡng không liên tục nhằm phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học viên thì thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.

(2) Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm 7 chuyên đề, chia thành 3 phần:

- Phần 1: Kiến thức chung.

- Phần 2: Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Phần 3: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

TT

Nội dung

Số tiết

Tổng

Lý thuyết, thảo luận

Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành

I

Phần 1. Kiến thức chung

24

12

12

1

Quản lý nhà nước về giáo dục

8

4

4

2

Công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập

8

4

4

3

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

8

4

4

II

Phần 2. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

92

52

40

4

Đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật

24

16

8

5

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

20

12

8

6

Hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

40

20

20

7

Công tác phối hợp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

8

4

4

III

Phần 3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

04

04

0

 

Tổng

120

68

52

Về mục tiêu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:

- Mục tiêu chung: Trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết giúp học viên đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên sẽ:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương về giáo dục và đào tạo, giáo dục người khuyết tật; có ý thức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khuyết tật;

+ Có kiến thức và nghiệp vụ về công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; vận dụng linh hoạt và hiệu quả trong công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

+ Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, giáo viên, cha mẹ (hoặc người giám hộ) để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

+ Có ý thức chủ động trong việc học tập, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Các yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:

- Yêu cầu đối với báo cáo viên tham gia bồi dưỡng:

+ Là giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm và am hiểu công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

+ Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức; có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với nội dung chuyên đề được phân công giảng dạy.

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.

+ Thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu; giảng dạy kết hợp lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn; hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.

+ Có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị; đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.

- Yêu cầu về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng

+ Về phương pháp: Tăng cường áp dụng các phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đối tượng bồi dưỡng; tăng cường thảo luận, thực hành và tìm kiếm giải pháp giải quyết các tình huống thực tiễn ở các loại hình trường khác nhau.

+ Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Cơ sở bồi dưỡng lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bối cảnh, đảm bảo đạt mục tiêu bồi dưỡng. Trường hợp tổ chức bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến thì cơ sở bồi dưỡng phải có hệ thống bồi dưỡng trực tuyến phù hợp đảm bảo công tác giám sát, đánh giá việc tổ chức bồi dưỡng.

- Yêu cầu đối với học viên

+ Nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia học tập trên lớp, tích cực tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của báo cáo viên.

+ Chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học vào quá trình công tác.

+ Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng và cơ sở bồi dưỡng.

Xem thêm tại Quyết định 3561/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/11/2024.

0 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;