Bài viết cập nhật các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật từ ngày 15/11/2024.
Các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính từ 15/11/2024 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 30/9/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 06/2024/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Tại Điều 23 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN) quy định về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
* Đối với tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý xâm phạm:
- Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Đối với trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử thì chủ thể quyền nộp bản sao y, sao lục, trích sao theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng trước và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại các Điều 76, 77 và 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh theo quy định tại các Điều 84 và 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thỏa thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó.
* Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn:
Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có).
Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý xâm phạm cung cấp.
Hiện hành, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định đối với các tài liệu kèm theo, các tài liệu chứng minh như sau: * Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn: - Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Cán bộ nhận hồ sơ ký xác nhận vào bản sao đã được đối chiếu với bản gốc và không cần có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan cấp các giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ đó; - Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan xử lý vi phạm được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có). Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp. * Đối với tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm: - Tài liệu chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng trước và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại các Điều 76, 77 và 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Tài liệu chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh theo quy định tại các Điều 84 và Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thoả thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó. Ngoài các tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, chủ thể quyền có thể nộp bản sao tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền và xuất trình bản gốc để đối chứng. |
Xem thêm Thông tư 06/2024/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2024.
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |