Các khoản tiền từ hoạt động dầu khí phải nộp ngân sách nhà nước hằng năm

Các khoản tiền từ hoạt động dầu khí phải nộp ngân sách nhà nước hằng năm là nội dung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP.

Các khoản tiền từ hoạt động dầu khí phải nộp ngân sách nhà nước hằng năm

Các khoản tiền từ hoạt động dầu khí phải nộp ngân sách nhà nước hằng năm (Hình từ internet)

Ngày 01/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.

1. Các khoản tiền từ hoạt động dầu khí phải nộp ngân sách nhà nước hằng năm

Cụ thể tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định thực hiện nộp ngân sách nhà nước hằng năm đối với các khoản tiền sau:

- Toàn bộ doanh thu sau khi đã sử dụng cho các mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 45/2023/NĐ-CP;

- Phần ngân sách dư còn lại (nếu có) trong trường hợp chi phí thực hiện cuối kỳ ít hơn ngân sách thực tế đã được phê duyệt;

- Các khoản lãi phát sinh (nếu có) tính trên số dư các khoản dự phòng được phép để lại khi kết thúc năm tài chính;

- Giá trị còn lại (nếu có) của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí sau khi hoàn thành thu dọn công trình dầu khí, được xác định trên cơ sở kết quả kiểm toán theo quy định;

- Giá trị chênh lệch (nếu có) giữa doanh thu có được từ việc thanh lý tài sản không còn cần dùng cho hoạt động dầu khí; các thiết bị, phương tiện, vật tư và phế thải thu gom được trong quá trình thu dọn công trình dầu khí; chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ tương ứng trong từng trường hợp.

2. Mục đích sử dụng của doanh thu bán dầu khí từ hoạt động dầu khí

Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định doanh thu bán dầu khí từ hoạt động dầu khí và các doanh thu khác (nếu có) được sử dụng cho các mục đích sau:

- Thanh toán và hoàn trả toàn bộ các chi phí hợp lý, hợp lệ đã thực hiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí theo chương trình hoạt động và ngân sách được phê duyệt;

- Tạm ứng các chi phí ước tính sẽ phát sinh cho kỳ tiếp theo phù hợp với chương trình hoạt động và ngân sách đã được phê duyệt;

- Trang trải chi phí đã thực hiện đầu tư bổ sung nhằm gia tăng trữ lượng, duy trì sản lượng khai thác dầu khí; giá trị trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khi đối với các hạng mục công trình đầu tư bổ sung (nếu có).

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí

Các hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí được quy định tại Điều 9 Luật dầu khí 2022 như sau:

- Thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây ô nhiễm môi trường.

- Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí để khai thác tài nguyên, khoáng sản khác.

- Cản trở các hoạt động hợp pháp trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

- Cố ý phá hoại tài sản, thiết bị, công trình dầu khí; hủy hoại mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

- Cung cấp trái pháp luật mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được từ điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

- Tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt

Xem thêm Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Nghị định 95/2015/NĐ-CPNghị định 33/2013/NĐ-CP.

Hồ Quốc Tuấn

618 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;