Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật từ 01/3/2024

Xin cho tôi hỏi có phải sắp tới Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật hay không? - Thục Anh (Kiên Giang)

Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật từ 01/3/2024

Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật từ 01/3/2024 (Hình từ internet)

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 50/2023/TT-BGTVT bãi bỏ một văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật từ 01/3/2024

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ một văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành sau đây:

- Quyết định 2106-QĐ/BGTVT ngày 23/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam.

- Quyết định 52/2007/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ.

- Thông tư 33/2013/TT-BGTVT ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.

- Thông tư 34/2013/TT-BGTVT ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.

- Thông tư 64/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thành lập; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.

- Thông tư 67/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của ngành giao thông vận tải.

- Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải.

- Thông tư 27/2014/TT-BGTVT ngày 28/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.

- Thông tư 32/2016/TT-BGTVT ngày 07/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải.

Quy định về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật

Cụ thể tại Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

- Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.

- Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:

+ Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

+ Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt

Hồ Quốc Tuấn

1067 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;