Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị

Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị
Duong Chau Thanh

Xin hỏi việc đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị được hướng dẫn thế nào? – Ngọc Diễm (Tiền Giang)

Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị

Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị (Hình từ internet)

Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị

Nội dung đề cập tại Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023 về Bộ công cụ đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm năng tham gia chuỗi giá trị (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP) dựa trên 11 chỉ tiêu chính sau đây:

1. Lãnh đạo và quản trị

(1) - Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp;

(2) - Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp;

(3) - Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;

(4) - Quy định về vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của người quản lý;

(5) - Việc thiết lập mục tiêu cho cả doanh nghiệp và từng phòng, ban.

2. Tài chính, kế toán

(1) - Việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chế độ báo cáo tài chính;

(2) - Việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán thuê ngoài);

(3) - Khả năng bóc tách báo giá chi tiết thành từng hạng mục chi phí theo yêu cầu của bên mua;

(4) - Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mới và kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện đầu tư.

3. Hệ thống quản lý chất lượng

(1) - Các chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2015, IATF 16949,...);

(2) - Việc thiết lập, đo lường và xem xét mục tiêu chất lượng định kỳ;

(3) - Việc theo dõi và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.

4. Kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu

(1) - Quy trình kiểm soát, đánh giá nhà cung cấp;

(2) - Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào hoặc quá trình thuê dịch vụ bên ngoài để hoàn thiện sản phẩm;

(3) - Khu vực cách ly vật tư không đạt chuẩn và quy trình khiếu nại nhà cung cấp.

5. Kiểm soát quá trình

(1) - Việc hướng dẫn công việc chi tiết cho từng quy trình;

(2) - Hệ thống các hướng dẫn công việc, tiêu chuẩn đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm khi cần thiết;

(3) - Việc thiết lập quy định/thủ tục để kiểm soát sản phẩm không phù hợp;

(4) - Việc điều tra, loại bỏ nguyên nhân và ngăn ngừa lỗi phát sinh.

6. Quản lý sản xuất

(1) - Việc xây dựng và tuân theo kế hoạch sản xuất;

(2) - Tỷ lệ giao hàng không đạt trong năm gần nhất;

(3) - Việc mất hoặc giảm đơn hàng do không đủ năng lực sản xuất.

7. Bảo trì và quản lý thiết bị đo

(1) - Việc bảo trì máy móc thường xuyên;

(2) - Việc hiệu chuẩn thiết bị đo;

(3) - Việc kiểm tra lại hàng hóa khi máy móc và thiết bị đo không đạt.

8. Đào tạo nguồn nhân lực

(1) - Quy định đào tạo/bồi dưỡng cho nhân viên;

(2) - Lộ trình đào tạo phát triển và giữ chân nhân tài;

(3) - Việc thực hiện đào tạo tại chỗ cho công nhân khi thực hiện công việc mới.

9. Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

(1) - Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;

(2) - Kinh nghiệm sản xuất hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng.

10. Sức khoẻ, An toàn và Môi trường

(1) - Quy định về an toàn vệ sinh lao động;

(2) - Việc huấn luyện an toàn tại nhà máy cho toàn thể nhân viên;

(3) - Hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn.

11. Công nghệ và chuyển đổi số

(1) Việc cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất hai năm gần đây và Kế hoạch và hành động cụ thể để chuyển đổi số.

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 1358/QĐ-BKHĐT năm 2023.

Dương Châu Thanh

409 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;