09 yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN từ 05/04/2024

09 yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN từ 05/04/2024
Tran Thanh Rin

Tôi muốn biết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì? – Lê Hoàng (Ninh Thuận)

09 yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN từ 05/04/2024

09 yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN từ 05/04/2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 19/02/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình.

09 yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN từ 05/04/2024

Cụ thể, chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

(1) Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư 12/2017/TT- BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT- BLĐTBXH.

(2) Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.

(3) Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

(4) Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.

(5) Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.

(6) Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước.

(7) Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số.

(8) Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

(9) Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

(Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH)

Cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong GDNN

Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề gồm:

- Tên ngành, nghề đào tạo;

- Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);

- Trình độ đào tạo;

- Đối tượng tuyển sinh;

- Thời gian khóa học (năm học);

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);

- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;

- Mục tiêu đào tạo;

- Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;

- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);

- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);

- Hướng dẫn sử dụng chương trình.

(Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH)

Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 05/04/2024 và thay thế Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành.

Những chương trình, giáo trình đào tạo được xây dựng, thẩm định, lựa chọn và ban hành theo quy định của Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXHLuật Giáo dục nghề nghiệp 2014 được tiếp tục áp dụng thực hiện cho đến lần cập nhật, chỉnh sửa tiếp theo theo quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH.

Những chương trình, giáo trình đang xây dựng theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH nhưng chưa thẩm định, ban hành khi Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành được công nhận những kết quả đã tổ chức thực hiện.

1060 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;