Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn lâu năm sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP.
- Thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn để tính hưởng phụ cấp, trợ cấp
- Rà soát, điều chỉnh, danh sách xã, thôn đặc biệt khó khăn
Phụ cấp công tác lâu năm cho công chức ở vùng đặc biệt khó khăn (Ảnh minh họa)
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
- Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
- Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
- Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Đối tượng được hưởng khoản phụ cấp lâu năm bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ HĐLĐ trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ NSNN thuộc QĐND Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ NSNN thuộc CAND;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP.
Châu Thanh
- Key word:
- công chức vùng đặc biệt khó khăn