Xin hỏi là đối với việc đánh giá lao động thì phải đáp ứng nội dung thế nào? - Bảo Đăng (Bình Dương)
- Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ mới nhất
- Toàn bộ nội dung đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cuối năm 2020
Nội dung đánh giá cán bộ năm 2023 (Hình từ Internet)
1. Cán bộ là những ai?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Nội dung đánh giá cán bộ
Tại Điều 28 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nội dung đánh giá cán bộ như sau:
- Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
+ Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
+ Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.
3. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Tại khoản 1 Điều 16 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
4. Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ
Căn cứ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 2: Nhận xét, đánh giá cán bộ
- Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật Cán bộ, công chức 2008 và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác;
Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
- Key word:
- đánh giá cán bộ công chức