Tôi muốn tìm mẫu biên bản vi phạm hành chính hiện nay. Những nội dung chủ yếu trong biên bản vi phạm hành chính là gì? - Tiến Thành (Hà Nội)
- Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính năm 2023
- 05 điều cần biết về lập biên bản vi phạm hành chính
Mẫu biên bản vi phạm hành chính và hướng dẫn cách ghi (Hình từ Internet)
Về vấn đề này LawNet giải đáp như sau:
1. Những nội dung chủ yếu trong biên bản vi phạm hành chính
Theo khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian, địa điểm lập biên bản;
- Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Quyền và thời hạn giải trình.
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính và hướng dẫn cách ghi
Mẫu biên bản vi phạm hành chính là mẫu MBB01 được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Mẫu biên bản vi phạm hành chính |
Lưu ý và cách ghi mẫu biên bản vi phạm hành chính:
* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(*)(*) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn và thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(3) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:
- Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.
- Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản. Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Kết luận kiểm tra; Kết luận thanh tra; Kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Tài liệu khác...
(5) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,... hành vi vi phạm cụ thể. Đối với vi phạm trên biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và tọa độ (vĩ độ, kinh độ), hành trình của tàu.
(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(10) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(12) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
- Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc».
- Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc».
- Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (12), (13), (14) và (15).
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(14) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
- Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp».
- Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «văn bản giải trình».
(15) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc.
(16) Ghi địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
Nguyễn Như Mai