Mẫu lời chứng của công chứng viên mới nhất hiện nay như thế nào? – Tùng Dương (Đồng Nai)
- Điều kiện hành nghề công chứng viên
- Các loại văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực
- 04 lưu ý khi tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
06 mẫu lời chứng của công chứng viên mới nhất (Hình từ internet)
1. 06 mẫu lời chứng của công chứng viên mới nhất
06 mẫu lời chứng của công chứng viên được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể:
- Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng giao dịch (Mẫu TP-CC-21)
Mẫu TP-CC-21 |
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22)
Mẫu TP-CC-22 |
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23)
Mẫu TP-CC-23 |
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24)
Mẫu TP-CC-24 |
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25)
Mẫu TP-CC-25 |
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch (Mẫu TP-CC-26)
Mẫu TP-CC-26 |
2. Nội dung phải có trong lời chứng của công chứng viên
Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
* Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ:
- Thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
- Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch;
- Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng;
- Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
* Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ:
- Thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
- Họ tên người phiên dịch;
- Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;
- Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
(Khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 Luật Công chứng 2014)
3. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
- Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
+ Công chứng di chúc;
+ Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
+ Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
(Điều 48 Luật Công chứng 2014)
Nguyễn Thị Diễm My
- Key word:
- lời chứng của công chứng viên