Cho tôi hỏi hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên có được tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? - Kim Phụng (Bình Phước)
- 03 trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- 07 điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Đề xuất)
Hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Đề xuất)
Theo Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi, đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: người lao động có giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động xác định, không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong trường hợp người lao động theo quy định trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động giao kết hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Đề xuất bổ sung quy định về “Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp”
Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi đề xuất bổ sung quy định về chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp (dựa trên cơ sở quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
Cụ thể nội dung đề xuất về chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp.
- Cải cách thủ tục bảo hiểm thất nghiệp, hiện đại hóa hệ thống quản lý, phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp và hoạt động bộ máy của ngành bảo hiểm xã hội thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và hoạt động bộ máy của trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
- Chi hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm thất nghiệp.
- Chi mua sắm hiện đại hóa hệ thống quản lý.
Nghiêm cấm hành vi liên quan giao dịch việc làm trên môi trường điện tử (Đề xuất)
Cụ thể Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi sẽ bổ sung các hành vi nghiêm cấm liên quan đến việc làm, bao gồm:
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (theo hướng kế thừa và phát triển các quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Hành vi liên quan giao dịch việc làm trên môi trường điện tử.
- Hành vi vi phạm trong đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và yêu cầu phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong các công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng.
Hiện nay, những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc làm được quy định tại Điều 9 Luật Việc làm 2013, cụ thể như sau:
- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi việc làm trong bối cảnh già hóa dân số (Đề xuất)
Theo đó, trong Dự thảo đề cương Luật Việc làm sửa đổi, Nhà nước sẽ đề xuất bổ sung thêm 02 chính sách về việc làm như sau:
- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm sáng tạo, việc làm trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số.
- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi việc làm trong bối cảnh già hóa dân số.
Hiện nay, các chính sách của Nhà nước về việc bao gồm:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
(Điều 5 Luật Việc làm 2013)
Thanh Rin
- Key word:
- Luật Việc làm 2013
- Bảo hiểm thất nghiệp