Nhiều trường hợp NLĐ sau khi nghỉ việc thì liên hệ với công ty cũ để chốt sổ BHXH nhưng phía công ty lại không thực hiện hoặc kéo dài thời gian. Vậy hành vi không chốt sổ BHXH cho người lao động từ phía công ty sẽ bị xử phạt thế nào?
- Trốn đóng BHXH, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
- Những trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc
- Tổng hợp mức phạt vi phạm hành chính về đóng BHYT, BHTN, BHXH
Công ty không chốt sổ BHXH bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
1. Trách nhiệm chốt sổ BHXH của công ty cho người lao động
Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau:
Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Mức xử phạt hành vi không chốt sổ BHXH của công ty
Theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì bị phạt như sau:
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi tương tự thì phạt gấp đôi.
Từ các quy định trên thì công ty có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu có hành vi không thực hiện chốt sổ BHXH thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu đồng trên mỗi người lao động không được chốt sổ BHXH và tối đa không quá 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Quốc Đạt
- Key word:
- BHXH
- BHTN, BHXH