Thương nhân là ai? Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Xin hỏi là thương nhân là những ai? Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân được quy định thế nào? - Phương Anh (TP.HCM)

Thương nhân là ai? Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thương nhân là ai? Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

1. Thương nhân là ai?

Căn cứ Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân như sau:

- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.

Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

2. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân như sau:

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

3. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Căn cứ Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:

- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

4. Hoạt động thương mại của thương nhân

Căn cứ Điều 1 Luật Thương mại 2005 quy định về hoạt động thương nhân như sau:

- Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại 2005 hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại 2005.

- Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.

5. Quy định về thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa

Căn cứ Điều 69 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá như sau:

- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

- Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.

6. Hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

Tại Điều 70 Luật Thương mại 2005 quy định về các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá như sau:

- Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.

- Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.

- Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.

- Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.

Ngọc Nhi

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
4382 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;