Thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh bằng nhiều chính sách mới về đăng ký DN

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành 02 văn bản quan trọng hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp là Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định 122/2020/NĐ-CP . Những chính sách mới tại 02 văn bản này đã tích hợp thủ tục, rút ngắn thời hạn thực hiện đăng ký doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh.

chính sách mới về đăng ký DN, Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh bằng nhiều chính sách mới về đăng ký DN (Ảnh minh họa)

1. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Nghị định 01/2021/NĐ-CP được ban hành đã cụ thể hoá những cải cách, đổi mới của Luật Doanh nghiệp, đồng thời khắc phục những bất cập thời gian qua. Theo đó, Nghị định này quy định rõ ràng, cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt, những quy định tại Nghị định đã đơn giản hoá, cắt giảm thành phần hồ sơ, giảm tải các thông tin phải kê khai nhờ tận dụng tối đa các thông tin sẵn có trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các hệ thống thông tin đã kết nối.
Cụ thể, 5 cải cách quan trọng tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập doanh nghiệp;

  • Cải thiện khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế;

  • Nâng cao hiệu lực quản trị của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương;

  • Góp phần bổ sung kênh phát triển thị trường vốn nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư kinh doanh;

  • Tạo thuận lợi hơn cho việc tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp.

Một số thủ tục hành chính không cần thiết như: công bố con dấu, thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, chào bán cổ phần riêng lẻ,… cũng được Nghị định này bãi bỏ.

2. Nghị định 122/2020/NĐ-CP quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nghị định 122/2020/NĐ-CP đã có nhiều quy định tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp như giảm bớt thủ tục hành chính, giảm khối lượng thông tin cần kê khai, giảm số lượng cơ quan nhà nước cần tiếp xúc. Cụ thể, Nghị định này đã tích hợp 04 quy trình gồm: đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký bảo hiểm xã hội, khai trình lao động và đăng ký sử dụng hóa đơn thống nhất thành một quy trình. Theo đó, doanh nghiệp chỉ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, kê khai 1 biểu mẫu, thực hiện thủ tục tại 1 cơ quan là cơ quan đăng ký kinh doanh và nhận 1 kết quả duy nhất. Đồng thời, thủ tục khởi sự kinh doanh giảm 10 ngày.

Như vậy, quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm từ 8 thủ tục với 16 ngày xuống chỉ còn 3 thủ tục với 6 ngày. Quy định này mở ra bước tiến lớn cho hoạt động khởi sự kinh doanh ở Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng lớn của Covid-19 đến nền kinh tế trong năm vừa qua.

Thùy Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
443 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;