Xin hỏi về vai trò Kiểm soát viên trong Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định thế nào? - Kim Thy (Tây Ninh)
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023
- Kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023
- 05 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
- Hình thức tiếp nhận tài trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có tư cách pháp nhân
Quy định về Kiểm soát viên Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hình từ Internet)
1. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
2. Quy định về Kiểm soát viên Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kiểm soát viên Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 9 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
- Quỹ có 01 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm. Kiểm soát viên hoạt động theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
- Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Kiểm soát viên:
+ Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
+ Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ;
+ Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác;
+ Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp khác;
- Quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên:
+ Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm, hàng năm của Quỹ;
+ Giám sát việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Giám đốc Quỹ theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Xem xét, đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động của Quỹ, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ của Quỹ;
+ Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh tế khác có quy mô lớn của Quỹ theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội đồng thành viên.
- Trách nhiệm của Kiểm soát viên:
+ Tuân thủ pháp luật, quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định;
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại Quỹ;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa Quỹ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Chế độ làm việc của Kiểm soát viên:
+ Kiểm soát viên làm việc chuyên trách tại Quỹ;
+ Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các công việc theo kế hoạch;
+ Kiểm soát viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tiền lương, thù lao của Kiểm soát viên:
+ Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả hoạt động của Quỹ;
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao của Kiểm soát viên căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật;
+ Chi phí hoạt động của Kiểm soát viên được tính vào chi phí quản lý của Quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Bộ máy giúp việc của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bộ máy giúp việc của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 12 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
Bộ máy giúp việc của Quỹ bao gồm các Phó Giám đốc và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi tắt là các đơn vị nghiệp vụ).
- Phó Giám đốc
+ Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. Phó Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Giám đốc.
Phó Giám đốc được bổ nhiệm làm việc theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại;
+ Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Phó Giám đốc theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 39/2019/NĐ-CP;
- Các đơn vị nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Giám đốc quản lý, điều hành Quỹ.
Quốc Đạt