Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
- Quy định về hệ thống phòng học chuyên môn trong đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01/6/2024
- Các trường hợp thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Theo đó, cơ sở đào tào lại xe ô tô là cơ sở giao dục nghề nghiệp thực hiện chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô; Hệ thống phòng học chuyên môn gồm phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đám số lượng, tiêu chuẩn, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ giao thông vận tải;
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
Phòng học Pháp Luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình; phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bồ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sở đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh; hệ thống lại…(Khoản 2 Điều 6 Nghị định 65)
Ngoài ra, đối với xe tập lại, cơ sở đào tạo phải có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe; Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe hạng B1 B2 phải có trọng tải từ 1000kg trở lên với số lượng không quá 30%; Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành, thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học; Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu; xe ô tô phải có 02 biên “TẬP LÁI” theo mẫu.
Đối với giao viên dạy lái xe ô tô; Nghị định quy định cở sở đào tạo phỉa có đội ngũ giao viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp; Đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm; số lượng giao viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giao viên của cơ sở đào tạo.
Giáo viên dạy lý thuyết theo Nghị định phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30%; Có trình độ A tin học; Đối với giao viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
Giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp; phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo nhưng không thấp hơn hạng B2; Đôi với giao viên dạy hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe từ 03 năm trở lên kể từ ngày được cấp; còn giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; Và có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Nghị định 65/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, quy định đối với các giao viên dạy thực hành chưa đủ điều kiện, phải thực hiện bổ sung trước ngày 01/7/2019.
- Từ khóa:
- Điều kiện kinh doanh
- Đào tạo lái ô tô