Mở rộng danh sách lao động mua cổ phần ưu đãi khi cổ phần hóa DNNN - Dự thảo

Theo lộ trình trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã có 478 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa góp phần không nhỏ trong hoàn thành các mục tiêu của quá trình tái cơ cấu DNNN. .

 

Số lượng các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có quy mô vốn lớn được cổ phần hóa đã nhiều hơn, trong đó có cả những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, dệt may, ngân hàng. Việc tổ  chức đấu giá công khai cổ  phần lần đầu đối với doanh nghiệp cổ  phần hoá đã tiếp tục tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia, thúc đẩy thị  trường chứng khoán phát triển. Với cơ chế đấu giá cạnh tranh, giá trị  doanh nghiệp đã được đánh giá một cách đầy đủ,sát với thị trường hơn…

Theo đánh giá chung, doanh nghiệp sau cổ phần hóa và tái cơ cấu rõ ràng làm việc hiệu quả hơn Nghị định 59/2011/NĐ-CPNghị định 189/2013/NĐ-CP và Nghị định 116/2015/NĐ-CP về cổ phần hóa được ban hành trong thời gian qua về cơ bản đã tháo gỡ  kịp thời các vướng mắc, khó khăn khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, theo báo cáo từ tờ trình Chính phủ lên Quốc hội về sự cần thiết của việc ban hành Nghị định quy đinh việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước năm 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, sau một thời gian đưa vào thực hiện Nghị định số 59/2011/NĐ-CP  đã bộc lộ những thiếu xót nhất định. Cụ thể theo nội dung tờ trình:

Một số nội dung quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP cần được được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực thi hành như: Luật doanh nghiệp 2014Luật Đầu tư 2014, Luật Quản lý, sử  dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất,kinh doanh tại doanh nghiệp

Một số khâu trong quá trình còn chưa được minh bạch: tỷ lệ cổ phần  Nhà  nước  còn  nắm  giữ  lớn  ở  nhiều  doanh  nghiệp);  một  số  doanh  nghiệp thuộc diện cổ  phần hoá có quy mô vừa và lớn, tình hình tài chính phức tạp, hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù nên thời gian tiến hành cổ  phần hoá kéo dài; một số  doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép áp dụng cơ chế  đặc  thù khi cổ phần hóa nhưng chưa được quy định cụ thể (như việc sử dụng kết quả xác định lại giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm  cơ sở xây dựng giá khởi điểm mà không điều chỉnh lại sổ sách kế toán tại Tổng công ty Hàng không, Tập đoàn Cao su, Công ty Cao su Tân Biên…); cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược còn bất cập do nhà đầu tư chiến lược có nghĩa vụ phải cung cấp trong vòng 05 năm, chưa có quy định các chế tài xử  lý các Nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết..

Do đó, Chính phủ đã xây dựng và đang cho lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định 07 Chương và 51 Điều quy định Về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Dư thảo có một số điểm đáng chú ý sau:

Trong các vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp sau cổ phần hóa đó là có đến trên 80% các chức danh quản lý vẫn giữ nguyên vị trí, nguyên việc như ở doanh nghiệp cũ. Đặc biệt chưa hề có doanh nghiệp nào thuê giám đốc điều hành, hoạt động của ban kiểm soát chưa hiệu quả.. Việc cổ phần hóa nhằm tiến hành “thay máu” cải tổ hệ thống, thì thực trạng “bình mới, rượu cũ” vẫn còn đó. Nguyên nhân do các lao động, các nhà đầu tư chưa thiết tha với việc quản lý hay do cơ cấu chung là như vậy thì chưa rõ. Dự thảo Nghị định cũng  đề cập đến nội dung này, đưa ra các chính sách khuyến khích lao động mua cổ phần,

Chính sách ưu đãi cho người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hóa

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP thì người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố  giá trị  doanh nghiệp cổ  phần hóa được mua  tối đa 100 cổ  phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đầu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chién lược trước). Mặt khác, tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 116/2015/NĐ-CP đã quy định việc bán trước cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn với giá bán cổ phần bằng 60% giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa được duyệt phần chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá được trừ vào giá trị vốn nhà nước.

Như vậy, về bản chất Nhà nước thực hiện ưu đãi cho người lao động tại doanh nghiệp 40% giá trị 01 cổ phần theo kết quả đấu giá hoặc giá khởi điểm. Quá trình bán ưu đãi này phải đợi kết quả đấu giá, trường hợp giá trị đấu giá thành công cao thì người lao động cũng phải bỏ số tiền lớn ra để mua cổ phần. 

Mặt khác, theo quy định hiện hành, chỉ người lao động tại Công ty mẹ được mua cổ phần ưu đãi khi cổ phần hóa công ty mẹ. Thời gian qua đã tiến hành cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bao gồm cả các công ty TNHH 1TV do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn, người lao động tại các công ty con chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác sẽ không được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại Công ty mẹ. Việc cổ phần hóa công ty không làm thay đổi loại hình doanh nghiệp tại các công ty TNHH 1TV nhưng về bản chất có sự thay đổi về chủ sở hũu nên dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng bổ sung thêm đối tượng lao động tại các công ty con chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác cũng được mua cổ phần ưu đãi như người lao động tại Công ty mẹ khi cổ phần hóa toàn bộ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Tập đoàn Cao su Việt nam áp dụng tại công văn số 2409/VPCP-ĐMDN ngày 06/4/2016).

Để đơn giản hóa thủ tục mà vẫn tạo thuận lợi cho người lao động nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp sau cổ phần, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả người lao động tại các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ - doanh nghiệp cấp II - chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) được mua tối đa 100 cổ phần mỗi năm làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị một (01) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần), phần giá trị ưu đãi này được trừ vào vốn nhà nước khi quyết toán và người lao động phải bỏ tiền để thanh toán 60% giá trị một cổ phần theo mệnh giá.

Xem nội dung chi tiết Dự Thảo Nghị định tại đây.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
981 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;