Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ 15/4/2020.
- Không trả tiền BHXH cho người giúp việc, chủ nhà bị phạt đến 15 triệu đồng
- Phạt đến 30 triệu đồng DN sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc vào ban đêm
- Phạt đến 30 triệu đồng DN áp dụng nhiều hình thức kỷ luật cho một hành vi
- Phạt tiền DN không kí HĐLĐ khi hết thời gian thử việc NLĐ vẫn còn làm việc
- Phạt đến 150 triệu đồng nếu DN không trả sổ BHXH cho NLĐ nghỉ việc
Ảnh minh họa
Theo đó, Nghị định này quy định, trường hợp người sử dụng lao động không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thì sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Cụ thể, Khoản 1 Điều 16 Nghị định 28 quy định mức xử phạt đối với các vi phạm về tiền lương như sau:
Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
b) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
d) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
đ) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
e) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt này sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức sẽ từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Như vậy, theo Nghị định này, từ ngày 15/4/2020, nếu doanh nghiệp có hành vi không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP, Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP hiện nay chưa quy định về mức phạt đối với hành vi này.
Xem thêm các nội dung liên quan TẠI ĐÂY.
Nguyễn Trinh