Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép các DN có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây DN bắt buộc phải thay đổi con dấu.
- Trách nhiệm của CQNN và CQ ĐKKD đối với doanh nghiệp thế nào?
- Năm 2021, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như thế nào?
Khi nào bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty? (Ảnh minh hoạ)
Theo quy định hiện hành, nội dung con dấu phải thể hiện được những thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp con dấu của DN không còn đảm bảo các nội dung này thì bắt buộc phải thay đổi. Các trường hợp cụ thể như sau:
-
Thay đổi tên công ty;
-
Thay đổi loại hình doanh nghiệp;
-
Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp;
-
Mất, hư hỏng con dấu hoặc con dấu mờ, mòn, méo không thể tiếp tục sử dụng;
-
Thay đổi hình thức, nội dung, số lượng con dấu theo.
Trường hợp trên con dấu cũ của DN có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu.
Một số lưu lý cho DN khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu như sau:
-
Đối với những DN thành lập trước ngày 01/07/2015 khi làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;
-
Đối với những DN đã thành lập trước ngày 01/07/2015 khi bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì phải thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu;
-
Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015 có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.
Tuy nhiên, quy định về các nội dung bắt buộc của con dấu không còn được kế thừa trong Luật Doanh nghiệp 2020, do đó, kể từ ngày 01/01/2021, các quy định chi tiết về con dấu còn phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ pháp lý:
Thuỳ Trâm
- Từ khóa:
- Luật Doanh nghiệp 2020