Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết, thì hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp đó sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ vấn đề này.
Hậu quả pháp lý khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết (ảnh minh họa)
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết
Xuất phát từ trách nhiệm vô hạn tuần hoàn của chủ doanh nghiệp tư nhân cho nên khi chủ doanh nghiệp chết thì tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, không được thừa kế doanh nghiệp tư nhân mà chỉ được thừa kế tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân được xem xét như một tài sản trong khối di sản thừa kế.
Cần xác định những người thừa kế của chủ doanh nghiệp này theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Những người thừ kế hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định các vấn đề sau:
-
Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và giải quyết các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã xác lập trước đó và thực hiện kê khai phân chia tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
-
Trường hợp người thừa kế muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó thì phải tiến hành đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định để thành lập một doanh nghiệp tư nhân với chủ doanh nghiệp mới. Lưu ý, chỉ có 01 (một) chủ sở hữu nên trong trường hợp có đồng thừa kế thì cần có sự thỏa thuận về ai sẽ là chủ doanh nghiệp tư nhân mới.
-
Trong trường hợp không có người thừa kế, người có quyền thừa kế từ chối hưởng tài sản thừa kế hoặc người thừa kế không đủ điều kiện để trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tuyên bố doanh nghiệp tư nhân này chấm dứt hoạt động.
3. Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người được thừa kế;
-
Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người thừa kế gồm:
-
Công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam;
-
Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài.
-
- Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.
Số lượng: 01 bộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết
-
Khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
-
Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Cơ sở pháp lý:
Long Bình