Doanh nghiệp có được phép trừ lương người lao động hay không?

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức phạt tiền hay trừ lương người lao động khi NLĐ vi phạm nội quy lao động hoặc quy chế làm việc. Vây, theo quy đinh pháp luật, doanh nghiệp có được phép trừ lương người lao động hay không?

trừ lương người lao động

Doanh nghiệp có được phép trừ lương người lao động hay không? (Ảnh minh họa)

Về vấn đề này, ban biên tập THƯ KÝ LUẬT xin giải đáp như sau:

Doanh nghiệp có được phép trừ lương người lao động hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật lao động 2012, hành vi xử lý kỷ luật lao động bằng cách phạt tiền, cắt lương của người lao động là hành vi bị cấm.

Bên cạnh đó, tại Điều 101 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc khấu trừ lương người lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương;

  • Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình;

  • Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp không được phép phạt tiền hay trừ lương người lao động thay vì xử lý kỷ luật trong trường hợp người lao động vi phạm nội quy lao động hoặc quy chế làm việc.  Đồng thời, chỉ có 1 trường hợp duy nhất doanh nghiệp được phép trừ lương người lao động đó là người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp.

Có thể thấy, quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tránh trường hợp doanh nghiệp lạm dụng hình thức phạt tiền hay trừ lương người lao động để xử lý kỷ luật người lao động. Do đó, nếu doanh nghiệp vi phạm quy định trên thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tự ý trừ lương người lao động, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 15 triệu

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi vi phạm về kỷ luật lao động sau đây:

  • Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;

  • Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, theo quy định trên, nếu doanh nghiệp tự ý trừ lương người lao động thay vì xử lý kỷ luật doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10 đền 15 triệu đồng. Do đó, trường hợp doanh nghiệp phạt tiền, trừ lương người lao động do đi làm muộn, về sớm, không đạt hiệu suất công việc, tự ý nghỉ việc khi chưa được sự đồng ý của doanh nghiệp… cũng đều bị coi là vi phạm theo quy định pháp luật.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3367 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;