Giải ngân vốn đầu tư công hiện nay đang được Nhà nước xem là một trong những giải pháp tối ưu để góp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể giải pháp này được quy định như thế nào?
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công: Giải pháp tối ưu để phát triển kinh tế (Ảnh minh họa)
1. Giải ngân vốn đầu tư công là gì?
- Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
- Vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công 2019 bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giải ngân vồn đầu tư công có thể hiểu là việc Nhà nước cho vay từ nguồn vốn nhà nước cho các cơ quan, tổ chức vài các chương trình, dự án.
2. Nhóm ngành, lĩnh vực được giải ngân vốn đầu tư công
Theo Quyết định 26/2020/QĐ-TTg, có 13 nhóm ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN bao gồm:
-
Quốc phòng;
-
An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
-
Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;
-
Khoa học, công nghệ;
-
Y tế, dân số và gia đình;
-
Văn hoá, thông tin;
-
Phát thanh, truyền hình, thông tấn;
-
Thể dục, thể thao;
-
Bảo vệ môi trường;
-
Các hoạt động kinh tế: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủ sản; công nghiệp; giao thông;..
-
Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị-xã hội;
-
Xã hội;
-
Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.
3. Tại sao giải ngân vốn đầu tư công là chính sách tối ưu phát triển kinh tế - xã hội
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 1259/TTg-KTTH về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Bởi lẽ:
Thứ nhất, giải ngân vốn đầu tư công để làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp khá quan trọng giúp "kích cầu" nền kinh tế sau dịch. Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ khiến cầu của nền kinh tế tăng lên và điều này kích thích các doanh nghiệp quay trở lại ngay với sản xuất để tạo thị trường.
Thứ ba, các công trình quan trọng có thể chuyển hình thức đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ.
4. Các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay
Tại Công văn 1259/TTg-KTTH do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/9/2020, đề ra các phương án giải pháp giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế bao gồm:
-
Bám sát yêu cầu thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
-
Thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để duy trì, phát triển các thị trường xuất khẩu;
-
Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA.
Như vậy, trong giai đoạn khó khăn cả về tình hình xã hội lẫn kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 như hiện nay, Nhà nước đã không ngừng đề ra các giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, việc giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đang được chú trọng thực hiện hơn cả.
Thùy Trâm