Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về trọng tài thương mại

Đó là kiến nghị của GS.TS.Lê Hồng Hạnh về khung pháp lý trọng tài thương mại tại Hội thảo về "Sử dụng hiệu quả trọng tài thương mại tại Việt Nam, Hàn Quốc" do VIAC phối hợp với KCAB và Seoul IDRC tổ chức hôm 13/7 vừa qua.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang là xu thế của các doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo các số liệu đưa ra tại Hội thảo do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC, phối hợp với Ủy ban trọng tài thương mại Hàn Quốc KCAB, Trung tâm Giải quyết tranh chấp Quốc tế Seoul (SIRDC) và Bộ luật Tư pháp Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội hôm 13/7 vừa qua, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam còn khá hạn chế.

Trao đổi về vấn đề này, GS.TS. Lê Hồng Hạnh cho rằng, để khắc phục tình trạng mất cân bằng trong tỷ lệ giữa giải quyết bằng hòa giải và giải quyết bằng trọng tài ở Việt Nam, cần phải cải thiện khung pháp lý về trọng tài thương mại. 

Xin giới thiệu bài phát biểu của GS.TS.Lê Hồng Hạnh tại Hội thảo nêu trên về các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

"Cơ cở pháp lý quan trọng của hoạt động trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Pháp lệnh trọng tài thương mại, Luật thi hành án dân sự…..

Cơ cơ pháp lý về trọng tài thương mại được hoàn thiện dần theo thời gian. Tôi xin trình bày về các điều khoản chính của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Đầu tiên, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) cho phép giải quyết các vụ việc rất đa dạng. Luật Trọng tài thương mại cho phép các trọng tài nước ngoài có đủ năng lực tham gia hoạt động như là 1 trọng tài viên tại Việt Nam.

luật trọng tài thương mại 2010

GS.TS.Lê Hồng Hạnh tại Hội thảo hôm 13/7 vừa qua.

Luật TTTM được phát triển và mở rộng như hiện nay là cần thiết vì Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập quốc tế, làm phát sinh nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại rất lớn.

VIAC hiện nay là trung tâm trọng tài thương mại uy tín nhất ở Việt Nam. Hiện ở Việt Nam đã có 18 trung tâm trọng tài. Trước khi có Luật TTTM 2010, VIAC là một trung tâm trọng tài thương mại có kinh nghiệm, đi đầu, đưa ra những sáng kiến, đề xuất với Chính phủ về xét xử trọng tài.

Hiện nay, có xu thế đẩy mạnh sự phát triển của trọng tài ở Việt Nam. Trọng tài chiếm một tỷ lệ cao trong số các phương thức giải quyết tranh chấp. Tôi xin đưa ra sự so sánh trong việc giải quyết tranh chấp theo trọng tài và theo hòa giải cơ sở. Văn hóa ở Việt Nam có truyền thống giảng hòa “đóng cửa bảo nhau” trước, sau đó, nếu không thể hòa giải được thì mới đưa ra giải quyết tại cơ quan tài phán. Việc hòa giải đã phát triển rất lâu đời.

Trong khi đó, một số vụ việc giải quyết ở trọng tài không hiệu quả, kéo dài hơn so với Tòa án, dần làm mất niềm tin trong mắt khách hàng.

Đó đều là những lý do dẫn đến mất cân bằng trong tỷ lệ giữa giải quyết bằng hòa giải và giải quyết bằng trọng tài. Vì vậy, trọng tài ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến. Tôi kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về trọng tài thương mại, cần sửa đổi Luật trọng tài thương mại, cụ thể cần sửa một số khía cạnh sau:

- Thẩm quyền của TTTM: Tòa án rất dễ hủy phán quyết của Trọng tài. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài chưa cụ thể, rõ ràng. Do đó, Luật TTTM cần sửa một số điều khoản, nêu rõ trường hợp cụ thể nào thì Tòa án mới được hủy phán quyết Tòa án. Việc làm mất đi quyền hạn của Trọng tài, đồng nghĩa với việc làm mất đi niềm tin của Khách hàng.

- Đẩy mạnh việc thực thi Luật TTTM: Tiếp tục cải thiện và tăng cường việc thực thi Luật TTTM ở Việt Nam.

Tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng, nếu muôn phát triển TTTM ở Việt Nam thành 1 hình thức giải quyết tranh chấp thay thế Tòa án (ADR), Việt Nam phải sửa đổi Luật về TTTM. 

Ngoài ra, các phán quyết của Trọng tài  rất dễ hủy bỏ bởi tòa án ở Việt Nam. Đôi khi những điều khoản về thẩm quyền của  tòa án chưa được cụ thể, rõ ràng. Cần quy định cụ thể trường hợp nào tòa án có thể hủy phán quyết trọng tài, nếu không sẽ mất quyền lực của phán quyết trọng tài. Và khi mà trọng tài ra phán quyết mà tòa án lại hủy bỏ, khiến phán quyết của trọng tài không có giá trị, sẽ dần mất đi lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Một lần nữa, tôi muốn khẳng định nếu như chúng ta muốn phát triển trọng tài ở Việt Nam thành hình thức giải quyết tranh chấp thì chúng ta phải cải thiện luật về trọng tài Việt Nam." 

Nguồn: GS.TS. Lê Hồng Hạnh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
602 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;