Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Như vậy, sau rất nhiều ý kiến đóng góp từ chuyên gia và phản ánh từ các doanh nghiệp. Chính phủ đã chính thực tạo một hành lang pháp lý riêng cho hình thức kinh doanh mua bán nợ, bình đẳng với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.
Theo đó:
Khoản 6 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP có quy định khái niệm “Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.”
Phân biệt với hoạt động mua bán nợ trước đây mà không phải hoạt động kinh doanh như sau:
Phạm vi của Nghị định chỉ áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam,và không áp dụng với các hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trái phiếu của doanh nghiệp được chào bán ra công chúng. Tuy vậy, chưa thể khẳng định nội dung Nghị định này có hay không sự xung đột với các công ước liên quan đến hoạt động mua bán nợ mà Việt Nam tham gia (Điều 1).
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải có mức vốn điều lệ 100 tỷ đồng,
Nội dung điều kiện kinh doanh hoạt động mua bán nợ quy định tại Điều 7 Nghị định, cụ thể kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải:
- Phù hợp với điều kiện quy định chung tại Điều 5 Nghị định.
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Ngoài ra, nội dung hoạt động mua bán phải phù hợp Khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định "Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đã thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện như sau:
- Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan đăng ký kinh doanh để báo cáo.
- Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan đăng ký kinh doanh để báo cáo; có biện pháp đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định này, trong đó bao gồm cả biện pháp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ."
Như vậy kể cả Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cũng có khả năng buộc phải tham gia thị trường chung về kinh doanh dịch vụ mua bán mà Nghị định này quy định.
Và trong thời gian tới, Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trong đó có quy định xử phạt khi vi phạm kinh doanh dịch vụ mua bán nợ sẽ được sửa đổi để phù hợp với Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
- Từ khóa:
- mua bán nợ
- Nghị định 69/2016/NĐ-CP