Điểm tin văn bản nổi bật tuần vừa qua (từ ngày 16/9 – 21/9)

Trong tuần vừa qua (từ ngày 16/9/2019 - 21/9/2019), Thư Ký Luật đã cập nhật được các văn bản quan trọng về hải quan – xuất nhập khẩu, hình sự, y tế... Nội dung cụ thể như sau:

 

1. Tòa án tối cao giải đáp 06 vướng mắc về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Mới đây, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 212/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Theo đó, Tòa án đã giải đáp 06 vướng mắc về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể gồm:

- Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định TNHS là tổng số tiền lãi thu được từ việc cho vay hay là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi tiền lãi theo quy định của BLDS?

- Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định TNHS trong vụ án là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay hay số tiền lãi thu được của từng người vay?

- Khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng bị tịch thu sung công hay trả lại cho người vay?

- Khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm có xác định là phương tiện phạm tội để tịch thu sung quỹ nhà nước hay trả cho người phạm tội?

- Người vay tiền trong vụ án cho vay lãi nặng trong GDDS tham gia tố tụng với tư cách là bị hại hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan?

- Trong vụ án cho vay lãi nặng trong GDDS có bắt buộc phải trưng cầu giám định về tiền lãi không?

Xem chi tiết các nội dung tại: Công văn 212/TANDTC-PC được ban hành ngày 13/9/2019.

2. Thay đổi mô tả hàng hóa của các mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế NK thông thường

Quyết định 28/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Quyết định 36/2016/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019.

Theo đó, Quyết định 28/2019/QĐ-TTg đã sửa đổi mô tả hàng hóa của một số mặt hàng quy định tại Phụ lục Danh mục biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường ban hành kèm theo Quyết định này. Đơn cử là các mặt hàng sau đây:

  • Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, ở dạng thô;
  • Đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn, “thẻ thông minh” và các phương tiện lưu trữ thông tin khác;
  • Bóng đèn dây tóc hoặc bóng đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và bóng đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại;
  • Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y;

3. Nhiều quy định liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa XNK được sửa đổi, bổ sung

Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2019.

Theo đó, nhiều quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này, đơn cử là việc bổ sung thêm trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị từ chối.

Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 62 bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 22 Thông tư 38, bên cạnh các trường hợp từ chối được quy định trước đó tại Thông tư 38, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CTCNXXHH) còn bị cơ quan hải quan từ chối trong những trường hợp sau:

- Có CTCNXXHH tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có CTCNXXHH tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp CTCNXXHH trên tờ khai hải quan nhập khẩu;

- Người khai hải quan khai chậm nộp CTCNXXHH nhưng khai bổ sung và nộp CTCNXXHH quá thời hạn quy định.

4. Từ ngày 01/11/2019, áp dụng bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể mới

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, có hiệu lực thi hành ngày 01/11/2019.

Theo đó, kể từ ngày 01/11/2019 sẽ áp dụng 04 bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (TTCT) mới, được ban hành kèm theo Thông tư 22, bao gồm:

  • Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;
  • Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;
  • Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;
  • Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

Lưu ý, một trong những nguyên tắc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể là đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

723 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;