Có những trường hợp mà khi đi đăng ký biến động đất đai thì người dân được cấp Sổ đỏ mới. Vậy đó là những trường hợp nào?
- Tổng hợp hồ sơ 15 trường hợp đăng ký biến động đất đai hiện nay
- 12 trường hợp người dân bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai
Những trường hợp người dân được cấp Sổ đỏ mới khi đăng ký biến động đất đai (Ảnh minh họa)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, các trường hợp đăng ký biến động được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
-
Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới phù hợp với quy định của pháp luật.
-
Chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
-
Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
-
Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp dưới các hình thức như hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới.
-
Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng.
-
Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
-
Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính.
-
Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất.
-
Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi.
-
Khi đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận, cụ thể:
-
Nhận quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất đã cấp Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn; hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận.
-
Chuyển quyền sử dụng một phần diện tích thửa đất, một phần tài sản gắn liền với đất đã cấp Giấy chứng nhận cho người khác trong trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho toàn bộ diện tích thưa đất hoặc chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất trong các thửa đất cấp chung một Giấy chứng nhận thì bên chuyển quyền được xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.
-
Hộ gia đình, cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc ngược lại; chuyển đổi công ty; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp không thuộc trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
-
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
-
Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên.
-
Thay đổi về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận; chứng nhận bổ sung tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.
-
Thay đổi thông tin về số hiệu thửa; diện tích thửa do đo đạc; tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất.
-
Chuyển mục đích sử dụng đất.
-
Nhà nước thu hồi một phần diện tích của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
-
Trên đây là những trường hợp khi đi đăng ký biến động đất đai mà người dân sẽ được cấp Sổ đỏ mới theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Ngọc Tài